Chiến lược ghi điểm cao môn tiếng Anh – khối D (phần 1)

 

Tại thời điểm này, các thí sinh tham gia môn tiếng Anh (khối D) cũng đang khẩn trương trang bị và hoàn thiện cho mình những kiến thức tốt nhất để ghi điểm cao trong bài thi trắc nghiệm khách quan.

 

 


Đây là giai đoạn nước rút trong một cuộc đua trường kì – một kì thi quan trọng trong cuộc đời, không ít các thí sinh thường có tâm lí lo lắng và căng thẳng dẫn đến việc học tập không hiệu quả. Theo các chuyên gia ESL (English as Second Language) tư vấn, đối với các thí sinh lúc này quan trọng nhất là phân bổ thời gian ôn tập hợp lí để đảm bảo sức khỏe, duy trì trí nhớ hiệu quả.

10 ngày trước ngày thi:

    • Bạn nên đi ngủ trước 12 giờ khuya, đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày và tạo thói quen thức dậy sớm. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng môn tiếng Anh.

    • Đề ra mục tiêu cá nhân, tập trung chủ yếu vào kĩ năng đọc, lựa chọn bất kì bài đọc hiểu nào mà bạn có thể đọc với mục tiêu tối thiểu từ 20-30 trang tài liệu/ngày. Đọc hiểu vào buổi sáng sớm sẽ giúp trí não bạn khởi động một cách thuận chiều, hiểu rõ được nội dung, kiến thức liên quan. Có thể mỗi ngày bạn đọc được nhiều hơn 30 trang tài liệu, tuy nhiên trước mỗi khi hoàn thành một bài đọc bạn nên đặt 3 câu hỏi và tự trả lời: a) Tác giả đã nói điều gì? b) Tại sao tác giả lại nói điều đó? c) Tác giả cảm nhận về những điều đó như thế nào?

    • Đọc hiểu nhiều giúp bạn liệt kê, ôn tập và nắm bắt được nhiều cấu trúc, văn phong đã từng học một cách sâu và rộng. Nên tránh chọn những chủ điểm mà bạn không thích đọc hoặc những chủ đề quá mới mẻ.

5 ngày trước ngày thi0pt;">Trước khi khởi hành đến điểm thi, bạn nên đối soát lại danh mục các dụng cụ chuyên dụng cần thiết cho kì thi đã lập trước đó.

  • Đọc kĩ tất cả các câu hỏi của bài thi trước khi bắt đầu làm bài, phân phối thời gian làm bài hợp lí.

  • Theo thứ tự ưu tiên (năng lực cá nhân):

      1. Chọn phần bài làm/câu hỏi có thể làm được ngay;

      2. Chọn phần bài đọc hiểu trước (giúp bổ sung hiểu biết, vốn từ, cấu trúc có thể liên quan đến các phần khác trong bài thi). Khi làm phần đọc hiểu, bạn nên đọc trước câu hỏi, các đáp án có liên quan đến thông tin trong bài rồi mới tiến hành đọc toàn bài và chọn đáp án chính xác;

      3. Phần lớn các câu hỏi có hai đáp án lựa chọn gần giống nhau và/hoặc có thể thay thế thường, lúc này các bạn cần phải dùng phép loại suy hoặc buộc phải chọn phương án bạn cho rằng đúng nhất. Lưu ý đến các câu hỏi bẫy và các câu hội thoại có yếu tố của văn phong giao tiếp;

      4. Ngay sau khi chọn được đáp án chính xác nên tô chì đủ đậm và kín ô trả lời;

      5. Dành 5-7 phút cuối cùng để rà soát phần đáp án trả lời, hoàn thiện nốt các phần còn bỏ sót, tô thiếu…

    Không nên: