admin| 28 April, 2017 | 46320
SUPERKIDS
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TIẾNG ANH Ở LỨA TUỔI MẦM NON:
Bốn ích lợi căn bản:
* Việc bắt đầu học sớm sẽ giúp trẻ có được sự tiếp cận quý giá đối với tiếng Anh và có cơ hội làm quen với những âm điệu ngôn ngữ. Điều này rất có lợi cho việc học tập sau này. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng trẻ càng sớm được làm quen với một ngôn ngữ thứ hai thì trẻ càng có nhiều cơ hội trở nên thuần thục ngôn ngữ đó.
* Bên cạnh đó trẻ sẽ được học một số từ vựng, chữ cái và con số căn bản, từ đó có được sự tự tin trong việc sử dụng một ngôn ngữ thứ hai.
* Ích lợi quan trọng nhất có lẽ là việc trẻ có cơ hội học ngoại ngữ thông qua giao tiếp với người khác – đây là kỹ năng thật sự quan trọng trong cuộc sống.
* Ở lứa tuổi này trẻ sẽ thấy tự nhiên khi tham gia vào các tiết học ngôn ngữ và tham gia học thoải mái hơn so với các em ở độ tuổi lớn hơn.
TRẺ SẼ HỌC THẾ NÀO VÀ SẼ LÀM GÌ TRONG LỚP?
Mỗi cấp độ của Khoá học Tiếng Anh Mầm Non của chúng tôi đều nhằm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ trong nhiều bối cảnh khác nhau:
* Các bài học đàm thoại giúp trẻ phát triển tối đa khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
* Các chương trình tổng hợp giúp trẻ học tiếng Anh thông qua toán học, khoa học, nghệ thuật và ẩm thực trong những bối cảnh thực tế
* Các hoạt động Phản xạ tự nhiên tuyệt đối (TPR) giúp trẻ ghi nhớ và yêu thích ngoại ngữ bằng việc kết hợp giảng dạy với các hoạt động trong lớp.
* Các bài hát và thánh ca sẽ được sử dụng để giúp trẻ có thể vừa chơi vừa học
* Các bài ôn tập sẽ giúp củng cố ngoại ngữ cho trẻ đồng thời phát triển khả năng nghe của trẻ.
* Những câu chuyện nổi tiếng nhằm giảng dạy ngôn ngữ trong một bối cảnh quen thuộc với trẻ
* Thủ công và các hoạt động sáng tạo khác sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và tưởng tượng.
CÁC CÂU HỎI PHỤ HUYNH CÓ THỂ HỎI
Tại sao con tôi đã học tại trường mầm non một thời gian nhưng vẫn không thể nói được tiếng Anh khi tôi kiểm tra cháu?
* Có một điều quan trọng mà chúng ta phải nhớ, đó là trẻ cần một thời gian dài để tiếp thu một ngoại ngữ mới trước khi trẻ có thể sử dụng chúng. Đồng thời chúng ta cũng cần phải biết rằng dù hiện tại trẻ không thể sử dụng ngoại ngữ mới nhưng trẻ vẫn đang tiếp thu nó. Do đó chúng ta không nên thử ép trẻ sử dụng ngôn ngữ mới vì điều này có thể làm trẻ bị căng thẳng về tâm lý. Các hoạt động mà chúng tôi thực hiện trong lớp (bài hát, nhạc không lời, các trò chơi, rèn luyện thể chất và đồng ca) là nhằm khuyến khích trẻ sử dụng ngoại ngữ trong môi trường tập thể chứ không phải độc thoại và do đó trẻ sẽ không có cảm giác như đang bị kiểm tra. Thay vì hỏi trẻ các câu hỏi trực tiếp, chúng ta có thể hỏi trẻ có biết bài hát tiếng Anh nào không hoặc chúng ta cùng trẻ xem một quyển sách tiếng Anh nào đó.
Ngoài ra, có nhiều giai đoạn phát triển học tiếng Anh ở trẻ:
Giai đoạn im lặng:
* Đây là giai đoạn đầu tiên khi trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ mới, mọi phản xạ giao tiếp của trẻ đều thông qua những biểu hiện trên khuôn mặt hay cử chỉ chứ không phải là lời nói. Trong suốt giai đoạn này, mọi cuộc hội thoại chỉ nên diễn ra một chiều, cha mẹ hãy nói chuyện bằng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để trẻ có cơ hội học tiếng được nhiều hơn.
Giai đoạn bắt đầu nói và xây dựng vốn tiếng Anh:
* Sau giai đoạn im lặng và tích lũy một cách phản xạ, trẻ bắt đầu nói những từ đơn giản “trái táo, ngôi nhà”, hay những câu giao tiếp ngắn “đó là cái gì?” “đây là con mèo”. Trẻ dần dần tạo nên các cụm từ riêng bằng việc thêm một từ đã được trẻ ghi nhớ vào trong vốn từ vựng của trẻ “một con gà” “một con gà mái” “một con gà mái tơ”.
Hiểu:
* Hiểu được ngôn ngữ là nền tảng cơ bản để trẻ có thể nói tốt hơn và sáng tạo hơn trong câu nói của mình. Các em nắm bắt ý và hiểu nhanh hơn người lớn. Có thể trẻ chưa hiểu hết những gì mình nghe được nhưng các em vẫn nắm được ý chính – nghĩa là các em hiểu được một vài từ quan trọng và đoán nghĩa của cả câu dựa vào những gợi ý trong ngữ cảnh.
Bực bội:
* Ở giai đoạn này, trẻ trở nên bực bội vì không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Các em muốn nhanh chóng có thể nói được tiếng Anh như khi các em học tiếng mẹ đẻ. Bố mẹ có thể giúp trẻ vượt qua cảm giác bực bội này bằng việc gợi ý cho trẻ những câu hỏi mở dựa trên những cụm từ mà trẻ đã học như “Con mèo đang làm gì? Nó đang nằm hay đang ăn?”
Mắc lỗi:
* Điều đầu tiên khi học ngôn ngữ mới là mắc lỗi, bố mẹ không nên nói với trẻ rằng trẻ đã sai vì điều này sẽ làm trẻ không còn hứng thú học. Hãy để trẻ tự nhận ra lỗi sai bằng cách lặp lại câu của trẻ theo câu đúng nhất chẳng hạn “she go” sẽ thành “she goes”. Khi đó trẻ sẽ nhận ra mình sai ở chỗ nào và các em sẽ tự sửa lỗi sai của mình. Đây là cách giúp trẻ nhớ lâu và không mắc lại lỗi đó lần nữa.
Có bao nhiêu trẻ một lớp? Trẻ ở lứa tuổi nào sẽ học lớp Mầm non?
* Trong một lớp mẫu giáo có tối thiểu là 10 và tối đa là 17 trẻ. Vì ở độ tuổi này, trẻ dễ gặp khó khăn khi không ở cạnh bố mẹ, chúng tôi có đội ngũ tư vấn giáo dục luôn giám sát và hỗ trợ các cháu trong quá trình học tại ASEM Vietnam.
* Độ tuổi mẫu giáo được tính từ trẻ 4 tuổi (ở độ tuổi này mọi trẻ em đều đã có khả năng giao tiếp trong môi trường học tập) và như vậy trẻ có thể tham gia Khoá học Tiếng Anh Thiếu nhi tại ASEM Vietnam khi lên 6 hoặc 7 tuổi.
Tại sao độ dài của khoá học có sự thay đổi?
Mặc dù chúng tôi không thể biết chính xác trẻ học ngôn ngữ như thế nào nhưng chúng tôi có thể biết rõ:
* Trẻ có khả năng học rất nhanh (chúng ta có thể thấy trẻ học tiếng mẹ đẻ nhanh như thế nào)
* Trẻ học ngôn ngữ thông qua việc được tiếp cận rất thường xuyên với ngôn ngữ đó
* Ở độ tuổi này trẻ học một cách gián tiếp hơn so với trẻ ở những lứa tuổi lớn hơn. Điều này có nghĩa rằng việc ôn luyện liên tục là rất quan trọng.
* Giáo trình của chúng tôi được thiết kể để đảm bảo rằng trẻ có cơ hội thực hành lại nhiều lần những gì đã học nhằm giúp trẻ học một cách tự tin trong mỗi giai đoạn đồng thời cũng giúp trẻ thấy vui thích và bổ ích khi học ngoại ngữ thay vì cảm thấy sợ hãi và căng thẳng.
Sau khi hoàn thành lớp mẫu giáo, trẻ sẽ tiếp tục học ở đâu? Có cần thiết để trẻ hoàn thành hết 6 cấp độ ở lớp mầm non trước khi tham gia vào các khoá học tiếng Anh trẻ em ở ASEM Vietnam?
* Khi trẻ tại các lớp mẫu giáo đạt đến độ tuổi nhất định để có thể theo học các lớp cao hơn tại ASEM Vietnam thì sẽ được chuyển tiếp lên các lớp cao hơn. Nói chung độ tuổi phù hợp đển chuyển tiếp là 7.
* Tất cả các trẻ sẽ bắt đầu theo học ở cấp độ 1 trừ khi trẻ đã từng học trước đó tại ASEM Vietnam. Những trẻ hoàn thành các khoá học Tiếng Anh Mầm Non, khi đến 7 tuổi sẽ được chuyển thẳng lên Khoá học Tiếng Anh Trẻ Em cấp độ 1 hoặc 2, tuỳ thuộc vào độ tuổi và khả năng của từng trẻ. Kiểm tra đầu vào sẽ được tiến hành nếu cần thiết.
Sau mỗi cấp độ, trẻ theo học Khoá học Tiếng Anh Mầm Non sẽ nhận được những Giấy chứng nhận gì?
ASEM Vietnam sẽ cấp “Giấy chứng nhận tham dự khóa học” cho những trẻ tham gia hơn 50% khoá học. Các giáo viên cũng sẽ cung cấp Sổ liên lạc báo cáo chi tiết về sự phát triển và tiến bộ của từng trẻ theo học.Bất kỳ vấn đề nào phát sinh sẽ được thông báo đến các phụ huynh.
Tôi muốn con mình được đi học ngay sau khi tôi đăng ký, nhưng đôi khi tôi phải chờ lớp. Tại sao vậy?
Chúng tôi luôn muốn xếp trẻ vào những nhóm có trình độ phù hợp. Đồng thời chúng tôi cũng phải duy trì số lượng trẻ tối đa trong một lớp một cách thích hợp để đảm bảo việc tất cả các trẻ sẽ được giáo viên quan tâm đầy đủ cũng như đảm bảo tỷ lệ trợ giảng và trẻ theo học để có được sự giám sát chu đáo. Điều này đôi lúc khiến phụ huynh phải chờ đợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ có được kết quả học tập tốt nhất. Nếu phụ huynh đăng ký và thanh toán trước thời hạn quy định (1 tuần trước khi lớp học bắt đầu), trẻ được đảm bảo sẽ tham gia lớp học mà phụ huynh lựa chọn.
Nếu trẻ bị thương trong lớp thì sẽ thế nào?
Các giáo viên sẽ luôn cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho tất cả trẻ theo học. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ bị ngã hoặc sơ ý làm đau mình. Nếu trẻ bị đau, các nhân viên của ASEM Vietnam sẽ ghi chú lại tình huống xảy ra và nếu tình hình nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được đưa đến bác sĩ. Cũng có trường hợp trẻ không nói cho giáo viên biết việc bị đau và do đó chúng tôi sẽ không thể xử lý được tình huống kịp thời. Do vậy, chúng tôi luôn khuyến khích trẻ ý thức việc phải thông báo với giáo viên hoặc trợ giảng bất kỳ khi nào trẻ thấy đau hoặc không được khoẻ.
Tags: