Em muốn đi du học Mỹ, nhưng em chỉ là học sinh trung bình. Em cũng không biết nhiều về nước Mỹ. Mong anh chị có thể giúp em giải đáp qua thư. Sau đây là một số thông tin có thể giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Ông Charles Bennett, Trưởng bộ phận lãnh sự và ông John Aloia, Giám đốc bộ phận thị thực không di dân thuộc Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM đã có cuộc gặp gỡ với báo chí TPHCM
PV: Các trường hợp nào bị từ chối cấp thị thực?
– Ông CHARLES BENNETT: Người xin thị thực phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn theo luật di trú của Mỹ: thứ nhất là phải có đủ tài chính trang trải cho chuyến đi, sinh viên phải có đủ tiền đóng học phí, không ở lại tìm việc ở Mỹ hoặc trở thành gánh nặng của nước Mỹ; thứ hai, người xin thị thực phải thực hiện đúng mục đích đã nêu trong đơn xin thị thực; thứ ba, những người được cấp thị thực phải chứng minh rằng họ sẽ trở về nước (kể cả sinh viên). Chúng tôi xin khẳng định hiện nay không có bất cứ văn phòng nào ngoài Tổng lãnh sự quán (hay Đại sứ quán Mỹ) phụ trách dịch vụ xin thị thực. Các sinh viên lưu ý đối với mẫu đơn I 20, nếu có trục trặc về ngày, tháng, năm sinh, tên… sẽ dễ bị từ chối và bị hẹn làm hồ sơ lại.
– Ông JOHN ALOIA: Cần lưu ý, điểm trong học bạ của sinh viên không phải là yếu tố quyết định đến việc cấp thị thực. Nhiều sinh viên lo ngại dưới 7 điểm thì sẽ không được cấp thị thực.. Xin nhắc lại, chúng tôi sẵn sàng cấp thị thực cho cả học sinh học lực trung bình, miễn là họ chứng tỏ khả năng du học ở Mỹ.
– Số lượng sinh viên được cấp thị thực trong năm tăng 54%, cao nhất trong các loại thị thực không di dân. Nguyên nhân có phải do chính sách của Mỹ tạo điều kiện dễ dàng cho du học sinh Việt Nam?
– Ông CHARLES BENNETT: Chính sách đối với du học sinh của Mỹ vẫn không thay đổi. Không phải chỉ riêng với Việt Nam, Mỹ chủ trương khuyến khích sinh viên ở tất cả các nước đến với nền giáo dục của Mỹ. Có chăng là chính sách hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ gần đây được thúc đẩy. Cả hai nước xem hợp tác giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Ngoài việc sinh viên Việt Nam tới Mỹ du học, Mỹ cũng muốn đưa nhiều sinh viên của mình và cả các giáo sư đến Việt Nam học tập. Năm rồi, một hội nghị về giáo dục đã được Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Hà Nội, năm nay sẽ tổ chức tại TPHCM. Số lượng sinh viên Việt Nam được cấp thị thực sang Mỹ tăng nhanh còn cho thấy sinh viên Việt Nam đã chuẩn bị tốt các điều kiện để du học, trong đó đáng chú ý là trình độ Anh văn ngày càng tiến bộ.
– Có phải thủ tục cấp thị thực gần đây được đẩy nhanh hơn?
– Ông CHARLES BENNETT: Lượng đơn xin cấp thị thực ngày càng đông nhưng nhân viên chúng />
Giao thông
Phương tiện giao thông chủ yếu ở Mỹ là xe hơi. Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Mỹ là dùng giao thông công cộng (xe lửa, xe buýt, tàu điện ngầm..) so với 38,8% tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp thì rất ít. 5 hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Mỹ.
Chăm sóc sức khỏe
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho mỗi đầu người và phần trăm GDP. Không như đa số các quốc gia phát triển khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ không hoàn toàn xã hội hóa, thay vào đó nó dựa vào tài trợ phối hợp của cả công cộng và tư nhân.
Văn hóa
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến “văn hóa đại chúng Mỹ.” Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đút kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.
Thực phẩm
Bánh nhân táo, bóng chày và cờ Mỹ là các hình tượng văn hóa của đất nước này. Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp và bí rợ loại trái dài là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến.
Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm đậm phong cách Mỹ.
Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger và hot dog là những món ăn đút kết từ những phương thức chế thức ăn đa dạng của các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức.
Dân số
Dân số của Mỹ khoảng 301 triệu dân (theo thống kê năm 2007)
Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Khoảng 10% dân số Mỹ sử dụng tiếng Tây Ban Nha.
Tôn Giáo
Khoảng hơn 76% dân số Mỹ theo đạo Cơ-đốc giáo.
Thể thao