Thông tin được đưa ra hội nghị toàn quốc về đào tạo tiếng Anh ở phổ thông, tổ chức hôm nay (19/10) qua cầu truyền hình trực tuyến.
Sau 3 năm thực hiện, đề án dạy ngoại ngữ quốc gia vẫn đang trong quá trình đào tạo lại và đào tạo mới nguồn giáo viên. Mục tiêu đa số thanh niên thông thạo ngoại ngữ vào năm 2020 vẫn còn rất xa khi đề án vẫn còn đang xây dựng từ gốc.
Năm 2008, Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đọan 2008-2020” được phê duyệt với mục tiêu đặt ra: Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ…để đến năm 2015, đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ, đến năm 2020, thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập trong học tập và làm việc, coi đây là thế mạnh của người dân Việt Nam.
Khi tóm tắt tình hình thực hiện đề án, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Tất cả các bạn bè quốc tế khi làm việc với Ban quản lý Đề án đều cho rằng mục tiêu của nó thực sự khá cao và đầy tham vọng.
Còn 4 năm để có bước tiến rõ rệt và 9 năm để thanh niên Việt Nam sử dụng tốt ngoại ngữ, cho đến hôm nay, điểm xuất phát còn chơi vơi khi mới có 45/63 tỉnh thành xây dựng được đề án cụ thể cho địa phương mình, 18 tỉnh/thành khác vẫn đang nợ.
Chia sẻ từ đại biểu các tỉnh tại hội nghị cho thấy, những thành phố lớn mới đi được những bước đầu tiên dù có những lợi thế tốt nhất.
TP. Hồ Chí Minh sau 11 năm đưa chương trình tiếng Anh tăng cường vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12, mới chỉ có 10% học sinh phổ thông được học chương trình này trong những điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất tốt, chương trình chuẩn quốc tế. Hiện tại, 50% học sinh tiểu học được học các chương trình ngoại ngữ.
Hải Dương cho biết số giáo viên tiếng Anh được đào tạo từ các nguồn có chất lượng còn ít, có cả giáo viên tiếng Nga chuyển sang dạy tiếng Anh.
Đánh giorder-right-color: rgb(178, 178, 178); border-bottom-color: rgb(178, 178, 178); border-left-color: rgb(178, 178, 178); border-collapse: collapse; “>
Đề án sẽ phải sửa hai thứ: động lực học của học sinh và phương pháp dạy của giáo viên…Chứng chỉ A, B, C trong tiếng Anh không còn được cấp mà thay vào đó, xây dựng hệ thống đánh giá theo chuẩn quốc tế.