admin| 4 Tháng Năm, 2011 | 8520
Thành đạt hay thành tiền?
Trong trường ĐH của tôi tại Thái Lan, có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam. Ví dụ như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì? Xin thưa, tuyệt đại đa số là học cử nhân quản trị kinh doanh (BBA). Trong khi đó, sinh viên Mỹ và châu Âu lại không nhiều người học ngành này. Họ thường học những ngành thoạt nghe có vẻ rất xa lạ với chúng ta như sản phẩm video-audio, sản xuất phim, thần học (Religious studies), phụ nữ học, châu Phi học… Họ học những ngành đó để làm gì? Kiếm thật nhiều tiền từ việc nghiên cứu phụ nữ, tôn giáo và châu Phi? Hay trở thành một nhà sản xuất phim lừng danh cỡ Steven Spielberg mặc dù ai cũng biết cả ngàn người học may ra mới có một người được như ông ta? Rõ ràng đó không phải là lý do. Lý do duy nhất là: học vì thích học mà thôi!
Chẳng cần phải ra đến giảng đường quốc tế mới thấy được sự thật này. Ngay cả trong nước nhiều người vẫn nhớ những câu như “nhất Y, nhì Dược” hoặc “nhất Kinh, nhì Luật”. Bởi đó là những ngành thời thượng, những ngành có thể kiếm được việc làm và làm giàu sau khi tốt nghiệp. Bạn nào theo các ngành như Đông phương, ngữ văn hoặc sân khấu, âm nhạc… rất thường xuyên gặp câu hỏi: “Học cái đó rồi mai mốt ra làm gì?”. Chẳng lẽ không thể học chỉ đơn thuần vì yêu thích ngành học đó thôi sao? Bạn có thể nói với tôi rằng: bởi nước tôi còn nghèo nên tôi phải học những ngành thiết thực như kinh tế để làm giàu cho gia đình và đất nước. Đó quả là một lý do tuyệt vời. Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn miệt mài 4, 5 năm trên ghế trường ĐH Kinh tế khi trong lòng không có một chút yêu thích hay năng khiếu nào về kinh doanh cả? Bạn sẽ chỉ trở thành một nhân viên bình thường. Trong khi nếu quyết tâm học ngành mà mình yêu thích, bạn đã có thể đạt được những thành công lớn. Bởi người ta chỉ có thể toả sáng thật sự khi được khai thác đúng sở trường mà thôi.
Thực trạng nhiều bạn trẻ không dám “sống với những gì mình có, học những gì mình thích” cũng phản ánh một bộ phận xã hội quá coi nhẹ những giá trị tinh thần, các thành tựu về mặt xã hội. Đối với họ, thước đo sự thành đạt của một người chính là số tiền người ấy kiếm được. Những ông giám đốc, những nhà làm kinh tế rất được tôn vinh trong khi những nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hoá, hoạt động xã hội thì mấy ai biết tới? Cán cân lệch này khiến tuổi trẻ cứ mải mê làm giàu
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa: du hoc ; TP Vinh học anh ngữ