• 0238. 352 33 77 (campus 1) - 0238. 357 55 88 (campus 2) - 0238.363 77 99 (campus 3)
  • |
  • 104 Hermann | 56 Lê Hồng Phong | 03 Trường Chinh, Vinh, Nghệ An
  • |
  • Tiếng Việt
  • English

admin| 1 Tháng Ba, 2011 | 8660

Ép con đi du học

Được du học vì quá… hư

Không chỉ đốt hàng đống tiền của bố mẹ, Thiên, con trai anh Kính (thành phố Vinh, Nghệ An) còn thường xuyên làm song thân nhục nhã với họ hàng, làng xóm vì thành tích quậy tung trời.

Thiên học cấp ba, vợ chồng anh Kính nhiều lần bị ban giám hiệu trường con gọi đến để “tố” về việc cậu đánh bạn, phá cửa, chặt cây cối trong trường… Họ cũng vô số lần đi chuộc xe của cậu bị công an giữ vì tội lạng lách, vượt đèn đỏ, hay ký giấy bảo lãnh cho con sau những đợt đua xe. Được bạn bè hỏi thăm khi rời trụ sở công an, Thiên hơn hớn: “Muỗi! Ông bà già kiểu gì chả câu tao ra. Thỉnh thoảng vào đó trêu cho họ tức điên lên cũng khoái”. Rồi cậu ấm vênh váo “khoe” cách đấy ít hôm đã cố tình không đội mũ bảo hiểm lượn qua mấy anh cảnh sát giao thông để cho họ đuổi theo, rồi sau đó nhờ tài quái xế mà lừa cho họ lao xe xuống cống, ngã gãy cả chân. Không biết chuyện thật hay bịa nhưng lũ bạn cũng vỗ tay ầm ĩ, khiến Thiên càng thấy mình là anh hùng.

Thiên thi đại học ba năm không đậu, ngoài thi ra chỉ chơi và quậy. Không chịu nổi, vợ chồng anh Kính bắt con trai đi học một trường ở Australia, mặc cho cậu chàng từ chối quyết liệt rằng “thà chết không chịu đi đày”, chắc vì không muốn xa “chiến hữu”. Nhưng cuối cùng Thiên cũng vui vẻ xách ba lô ra đi vì nhận ra rằng khi du học, cậu chẳng những biết đó biết đây mà còn thoát khỏi sự kìm hãm của phụ huynh, tiền bố mẹ gửi sang cứ việc tiêu xả láng…

Cho con đi xa để dễ… cặp bồ

Khi mẹ mất, Tùng (quận 5 TP HCM) biết ông bập, không có bạn bè, luôn khổ sở vì cô đơn, nhớ nhà. Sau khi trở về, cô phải điều trị tâm lý một thời gian.

Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tu Na (Hà Nội) cho biết cơ sở này từng tiếp nhận và trị liệu cho rất nhiều thanh thiếu niên bị rối loạn tâm lý do đi du học, bởi các em không thích nghi được với cuộc sống xứ người. Có thể do học yếu, kém ngoại ngữ, hay do kém thích ứng với nền văn hóa lạ, khả năng tự lập thấp… các em lâm vào tình trạng lo âu, chán nản, khủng hoảng tâm lý. Vì thế, cha mẹ không nên để con đi du học khi con không muốn, thiếu tự tin và chưa sẵn sàng cả về kiến thức lẫn tâm lý.

Còn với những trường hợp du học theo ý bố mẹ không vì mục đích học hành như Tùng và Thiên, hậu quả rất dễ nhận ra: Cả hai cậu đều ngày càng sa ngã, không chỉ làm cho người khác chán ghét, thất vọng mà chính các cậu cũng mất hết niềm tin vào bản thân và cuộc đời, tương lai.

Theo Đất Việt

#

Từ khóa:

#

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi cho chúng tôi những thắc mắc mà bạn đang có!