• 0238. 352 33 77 (campus 1) - 0238. 357 55 88 (campus 2) - 0238.363 77 99 (campus 3)
  • |
  • 104 Hermann | 56 Lê Hồng Phong | 03 Trường Chinh, Vinh, Nghệ An
  • |
  • Tiếng Việt
  • English

admin| 23 Tháng Mười Một, 2011 | 7990

Thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài thế nào?

Bất cứ ai trước khi định cư tại nước ngoài đều luôn có câu hỏi trong đầu là làm sao để hội nhập với cuộc sống ở đó. Đây là một trong những chủ đề nhiều người quan tâm và cũng có nhiều bài viết về cuộc sống ở nước ngoài, thành công có, thất bại có.
Cuộc sống ở nước ngoài không phải là thiên đường như chúng ta tưởng tượng. Ảnh minh họa: Lê Tuấn.

Cuộc sống ở nước ngoài không phải là thiên đường như chúng ta tưởng tượng. Ảnh minh họa: Lê Tuấn.

Tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của mình và những kinh nghiệm đã trải qua đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, do công việc của tôi cũng hay tiếp xúc với những môi trường sống khác nhau.

Tôi thích một câu nói: “Trên bước đường dẫn tới sự thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”. Những bài viết nói về cuộc sống tốt đẹp hay mô tả sự thành công cá nhân trên chuyên mục Người Việt 5 Châu mà chúng ta từng đọc đều có thể thấy đó là một quá trình mà những người thành công cũng phải trải qua những năm tháng vất vả khó nhọc. Tuy nhiên, có nhiều người tuy đã cố gắng, rất chăm chỉ và chịu khó nhưng vẫn không thành công, bởi sự thành công còn liên quan tới nhiều vấn đề, mà đặc biệt là khả năng thích ứng với những môi trường và điều kiện sống mới.

Có nhiều bài viết chia sẻ cảm xúc thất vọng và chản nản với cuộc sống mới ở nước ngoài, điều này cũng thật dễ hiểu. Chúng ta không thể hy vọng chỉ với hơn chục giờ bay từ Việt Nam tới Mỹ, Canada hay một quốc gia giàu có khác là cuộc đời đã hoàn toàn thay đổi, con người trở nên an nhàn, sung sướng có thể hưởng thụ cuộc sống vật chất. Đó không phải là thiên đường. Nếu ở Việt Nam để trở thành một người thành đạt chúng ta phải cố gắng một, thì khi sang nước ngoài sự cố gắng và phấn đấu lại càng nhân lên gấp bội, vì những người mới tới gặp phải rất nhiều rào cản, từ ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp, quan hệ bạn bè, bằng cấp trình độ….

Và cũng nhiều người khi có ý định ra nước ngoài đã không xác định cho mình một mục đích thật rõ ràng, cụ thể tại sao họ lại muốn tới một môi trường mới sống. Nếu chúng ta không có mục đích rõ ràng, chỉ mơ hồ nghĩ rằng ra nước ngoài sống là sung sướng thì hoàn toàn sai lầm. Khi không có mục đích rõ ràng thì cũng không thể lập được một kế hoạch rõ ràng và lộ trình phấn đấu để đạt được những mục đích đó.

Bất kỳ sự thay đổi môi trường sống nào cũng đều buộc con người phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để có thể ho đức….,

Cách thức tổ chức xã hội và dịch vụ xã hội, cùng với luật pháp: quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, tổ chức của các cơ quan nhà nước và dịch vụ xã hội mà họ cung cấp cho người dân từ y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, thuế… Đồng thời cần tìm hiểu luật lệ nước sở tại vì pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bạn muốn sinh sống và làm việc ở một nơi mới bạn phải nắm rõ về luật pháp của địa phương nơi bạn sinh sống. Nhiều luật lệ liên quan trực tiếp tới cuộc sống của bạn như: luật giao thông, luật thuế cá nhân, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ y tế, trợ cấp thất nghiệp, thậm chí cả luật hình sự… Nếu bạn là người kinh doanh thì bạn cần tìm hiểu thêm các luật liên quan tới kinh doanh.

Tìm hiểu cách tìm kiếm việc làm và môi trường làm việc mà mình dự định muốn làm sau này: Yêu cầu về bằng cấp và trình độ, yêu cầu về các kỹ năng cần thiết, văn hóa làm việc, văn hóa ứng xử trong công sở, các nguyên tắc và quy định chung thường gặp khi làm việc.

Tìm hiểu cách mở hoạt động kinh doanh: Có nhiều người không muốn đi làm thuê thì có thể tìm hiểu cách mở những hoạt động kinh doanh riêng của mình. Muốn làm được như vậy thì trước hết cần tìm hiểu cách tiêu tiền của người địa phương, thói quen và sở thích tiêu dùng, các cách thức kinh doanh khác nhau của người dân sở tại, những điểm lợi thế của mình khi mở hoạt động kinh doanh….

Điều cuối cùng theo tôi cũng khá quan trọng là khi bạn tới môi trường mới không nên “cắt đứt” những gì bạn đã tạo dựng được ở môi trường cũ mà cần phải kế thừa những gì đã có từ môi trường cũ và nếu bạn không thể thích ứng với môi trường mới bạn vẫn có thể quay lại môi trường cũ để sinh sống và làm việc.

Nguồn tin: VnExpress

#

Từ khóa:

#

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi cho chúng tôi những thắc mắc mà bạn đang có!